Công nghệ nhiệt - kim loại chống ăn mòn

Thứ Ba, 26 tháng 7, 2022

Bảo trì thiết bị trao đổi nhiệt với vài bước đơn giản:


 

Khi thực hiện bảo trì định kỳ thiết bị trao đổi nhiệt dạng tấm của bạn, một trong những yếu tố quan trọng nhất phải kiểm tra là các tấm và gioăng. Các tấm gioăng dẫn hướng dòng chảy của 2 môi chất để chúng không tràn vào nhau. Việc kiểm tra thường xuyên, thay thế và cách ghép các tấm gioăng sẽ giúp ngăn chặn việc 2 môi chất hoà vào với nhau và giữ thiết bị đạt hiệu quả cao nhất, tiết kiệm thời gian, chi phí trong dài hạn.

Các tấm và gioăng có nhiều kiểu phù hợp với nhu cầu của từng ứng dụng. Việc biết cách lắp đặt và thay thế các tấm gioăng đúng cách sẽ giữ cho PHE của bạn luôn ở trạng thái hoạt động tốt nhất.

Gioăng đầu:

Gioăng đầu tiên được tạo thành bởi bốn vòng tròn và dải đệm bao quanh. Xác định vị trí của các rãnh với bốn vòng tròn cố định tránh cho hai môi chất tràn ra ngoài. Cố định gioăng với tấm qua nút cài 5 điểm. Đặt 4 vòng ở các đầu vào và ra sau đó gắn đều vào các rãnh theo viền xung quanh tấm.

Gioăng giữa:

Căn chỉnh miếng đệm vào đúng với vị trí rãnh đệm trên tấm. Đảm bảo rằng các tấm và gioăng được ghép chặt chẽ với nhau và khớp với các rãnh đệm tránh tình trạng rò rỉ ra bên ngoài. Lắp đạt các tấm so le nhau ngăn cho 2 dòng môi chất không bị hoà vào nhau. Ví dụ: xác định số tấm chẵn và lẻ để dễ dàng lắp đạt vị trí so le.

Tấm đầu:

Cũng giống với gioăng đầu của dạng Easyhool-in Gasket, được thiết kế với bốn vòng tròn để cố định ngăn không cho 2 dòng môi chất hoà trộn vào nhau.

Nút cài được thiết kế với dạng 3 chân, khi ghép gioăng vào tấm sẽ được cố định chặt chẽ bởi các nút cài một cách chắc chắn.

Xác định được vị trí của các rãnh đệm, sau đó cài nút vào tấm (lưu ý: Cẩn thận khi cài tránh làm đứt gioăng)

Tấm giữa:

Áp dụng tương tự cách lắp đặt với tấm đầu cần phải xác định số thứ tự chẳn lẻ để khi ghép các tấm so le vớinhau. Với nút cài 3 chân dễ dàng xác định được mức độ chính xác khi ghép các tấm sole mà không cần phải tháo rời các thiết bị trao đổi nhiệt. 

Kiểm tra khi lắp đặt: Kiểm tra cố định với bất kỷ đầu nối nào để đảm bảo rằng các tấm gioăng sẽ được ghép đúng trước khi cố định thiết bị với thông số kỹ thuật được đưa ra.

 #heat_exchanger #trao_đoi_nhiet #plate_heat_exchanger #dtptech #PHE #gia_nhiet #lam_mat_dau

Thứ Ba, 19 tháng 7, 2022

Giải đáp câu hỏi titan có độc hại hay không?


Titan có áp lực lớn với oxy và các nguyên tố khác, vì vậy không thể tìm thấy titan ở trạng thái kim loại trong tự nhiên

Nồng độtitan trong không khí của các khu vực đô thị là dưới 0.1 µg / m3 tuy nhiên, ở một số khu vực, đặc biệt là những nơi gần các nhà  máy, 0.1 µg / m3 cũng đã được báo cáo. Nồng độ này ảnh hưởng đến nguồn cung cấp nước uống và các mặt hàng thực phẩm. Do đó, lượng titan của con người đã được báo cáo từ 300 µg / ngày đến 2 mg / ngày.

Các nghiên cứu lâm sàn trên động vật và con người đã chỉ ra rằng nếu hít phải titanium dioxide, nó vẫn trơ về mặt sinh học. Khả năng bị xơ hoá yếu do tiếp xúc với bụi titan có nhiều khả năng do tiếp xúc đồng thời với các thành phần khác có trong bụi titan hơn là đioxit titan. Tuy nhiên, ở động vật, nitrit titan, titan hydrua và cacbua titan có thể gây ra các hiệu ứng tạo sợ. Những hợp chất này của titan cũng có thể gây ra chứng loạn dưỡng thận và gan ở động vật. Ở người, hợp chất này có thể gây bỏng da và kích ứng mạnh ở mắt. Ngoài ra, titan thường được sử dụng trong các nghiên cứu về độ thanh thải của phổi. Các nghiên cứu đã không cho thấy bất kỳ tác động bất lợi nào của titanium dioxide đối với phổi.

Titan có vai trò chủ đạo trong ngành công nghiệp cấy ghép và phục hình. Các nghiên cứu trên động vật và con người đã chỉ ra rằng sự hiện diện của titan trong cấy ghép và bộ phận giả không ảnh hưởng đến các mô của con người. Chất lỏng và mô mềm có trong cơ thể động vật và con người có khả năng chịu titan cực cao. Điều này có nghĩa là không có báo cáo về kích ứng hoặc chậm lành vết thương và có sự bao bọc của kim loại bởi các mô xơ. Các hợp chất titan như dioxit, oxit, tannatri và salicylat đóng một vai trò quan trọng trong các công thức da liễu và mỹ phẩm. Chúng không cho thấy bất kỳ tác dụng phụ nào đối với làn da của con người. Tuy nhiên, việc tiếp xúc với các hợp chất titan khác nhau có liên quan đến chứng xơ phổi nhẹ.

#titanium #metal #titan #titani #ti #dtptech #kim_loai_chong_an_mon

Thứ Ba, 5 tháng 7, 2022

Các tips vệ sinh thiết bị trao đổi nhiệt hiệu quả

Các cách vệ sinh thiết bị trao đổi nhiệt 



Bộ trao đổi nhiệt được thiết kế để tối ưu hoá việc truyền nhiệt từ chất khí hoặc chất lỏng này sang chấg khí hoặc chất lỏng khác trong quá trình làm sạch tại chỗ (CIP). Trong quá trình sản xuất hiệu sấut của bộ trao đổi nhiệt bị giảm dần theo thời gian do cáu cặn hoặc do ăn mòn thiết bị. Việc này khiến chi phí cận hành tăng cao, gây hao tổn năng lượng

Sản phẩm hoặc hoá chất bám trên bề mặt truyền nhiệt làm giảm khả năng truyền nhiệt của bộ trao đổi nhiệt và phải được làm sạch thường xuyên để duy trì hiệu suất cao, ngăn sự gián đoạn trong quá trình hoạt động. Việc bám bẩn của máy, hoặc sự tích tụ không mong muốn của cặn bám trên bề mặt truyền nhiệt, có thể dẫn đến một số vấn đề sau:

Tình trạng cáu cặn tích tụ quá nhiều trong hệ thống sẽ gây trở ngại cho việc trao đổi nhiệt và dễ hình thành tắc nghẽn trong hệ thống, làm hư hỏng, trục trặc, tăng chi phí bảo trì và sửa chữa,..

Làm mất tác dụng giải nhiệt của thiết bị trao đổi nhiệt, giảm công xuất giải nhiệt. Tăng lượng nước sử dụng, tăng chi phí vận hành và bảo trì, tổn thất năng lượng. 

Tốn chi phí thay thế phụ tùng, giảm tuổi thộ của hệ thống và ngừng máy đột xuất do hỏng hóc
  • Gây ra một số rủi trong quá trình vân hành như cháy nổ thiết bị
  • Làm giảm hiệu quả trao đổi nhiệt, công suất, năng suất của thiết bị
  • Hao tốn nhiên liệu, năng lượng, gây hại về kinh tế
  • Gây tắc, thủng đường ống
  • Rủi ro này gây ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình sản xuất và thiệt hại cho doanh nghiệp....
Do đó, vệ sinh và bảo dưỡng các bộ trao đổi nhiệt là rất quan trọng để giữ cho hệ thống hoạt động hiệu quả. Bảo trì thường xuyên đảm bảo thiết bị luôn trong tình trạng hoạt động tốt và giúp ngăn ngừa việc sửa chữa khẩn cấp khiến quá trình sản xuất bị gián đoạn.

So với tổn thất mà ta phải chịu khi quá trình sản xuất bị gián đoạn do bộ trao đổi nhiệt ngừng hoạt động, ta chỉ phải chi ra một số tiền nhỏ để vệ sinh và bảo trì thiết bị. 

Ba yếu tố chính dẫn đến mức độ và tần suất xuất hiện cáu cặn

Nhiệt độ chất lỏng

Nước có thể tạo ra cặn từ các khoáng chất như canxi cacbonat (CaCo3). Như chúng ta đã biết, trong nước luôn chứa các ion Ca2+, Mg2+, Co32-, HCO3-... Các ion Ca2+, Mg2+ quyết định độ cứng của nước và có đặc tính là độ tan giảm khi nhiệt độ tăng. Ngoài ra trong nước còn chứa rất nhiều khí hoà tan như Oxy và Co2, gây oxy hoá kim loại, vừa làm giảm tính bền chắc của kim loại vừa hư hỏng kim loại và tạo ăn mòn. Tương tự với sự gia tăng nhiệt độ trong quá trình chế biến thực phẩm, sự phát triển của vi sinh vật có thể xảy ra.

Do bản chất tự nhiên của chất lỏng

Một ví dụ đơn giản, trong quá trình chế biến sữa việc đóng cặn dẫn đến sự gia tăng áp suất trên bộ trao đổi nhiệt khiến tốc độ dòng chảy giảm.

Trong ngành công nghiệp sữa, protein, chất béo, đường, khoáng chất từ sữa và các thành phần từ sữa có thể thoát ra khỏi dung dịch và lắng đọng trên bề mặt bộ trao đổi nhiệt và trong đường rãnh của thiết bị.

Tốc độ dòng chảy

Trong hầu hết các trường hợp, ở những nơi tốc độ dòng chảy thấp, các chất rắn lơ lửng bị sa lắng xuống bề mặt kim loại và trở thành nơi lưu trú của các tác nhân gây ăn mòn.

Khi tốc độ dòng chảy đủ lớn, sự di chuyển của chất rắn lơ lửng gây bào mòn bề mặt kim loại.

Các loại đóng cặn

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ trình bày những quy trình làm sạch với các loại bám bẩn phổ biến nhất trong quá trình sản xuất:

Đóng cặn dạng vảy: Là sự tích tụ của lớp vỏ hoặc lớp phủ của chất lỏng, khoáng chất hoặc chất làm sạch đã qua xử lý trên bề mặt của các bộ phận trao đổi nhiệt.

Cặn bám do vi si vật: Các nguồn gây ô nhiễm sinh học bao gồm vi khuẩn, giun tròn và động vật nguyên sinh.

Làm thế nào để biết khi nào vệ sinh máy trao đổi nhiệt?

Bạn hoàn toàn có thể biết khi nào cần vệ sinh máy bằng cách kiểm tra nhiệt độ sản phẩm trong quá trình sản xuất. Nếu sản phẩm không đạt nhiệt độ làm mát hoặc nóng như bình thường, nhiệt độ không chính xác do bám bẩn trên bề mặt tấm làm giảm hiệu suất truyền nhiệt.

Ngoài ra bạn cũng có thể thấy áp suất giảm nhiều hơn so với quy định thống thường vì tắc nghẽn đang làm co hẹp đường dẫn và tăng vận tốc chất lỏng. Do đó bạn nên bảo trì và làm sạch bộ trao đổi nhiệt của mình ngay để tránh những tổn thất không đáng có.

Vệ sinh tại chỗ (CIP)

CIP là quá trình vệ sinh, tẩy rửa, sát trùng tại chỗ mà thiết bị không cần phải tháo lắp. Quá trình này bao gồm việc xịt hoặc phun lên bề mặt thiết bị hoặc cho dung dịch chất tẩy rửa lưu thông trong máy trong điều kiện mà sự chảy rối và tốc độ dòng chảy tăng lên.

Mục đích của quá trình CIP là làm sạch thiết bị, loại bỏ vi sinh vật tạp nhiễm, bảo đảm chất lượng sản phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm.

Ưu điểm của CIP:
  • Không phải tháo lắp thiết bị
  • Có thể tẩy rửa ở những vị trí khó rửa
  • Giảm nguy cơ lây nhiễm hoá học
  • Tính tự động hoá cao
  • Thời gian thực hiện ngắn
CIP làm sạch bộ trao đổi nhiệt bao gồm một số mục tiêu:
  • Làm sạch cặn vôi
  • Làm sạch bề mặt thụ động để giảm khả năng ăn mòn
  • Trung hoà chất tẩy rửa trước khi làm ráo nước
Điều chỉnh tốc độ dòng chảy phù hợp

Tốc độ dòng chảy thích hợp đảm bảo hoạt động cơ học hiệu quả của chất lỏng trong quá trình làm sạch. Một số nhà xuất khuyến nghị vận tốc xấp xỉ ft / giây trên các tấm trao đổi nhiệt.

Tốc độ dòng chảy trong quá trình làm sạch ít nhất phải bằng tốc độ dòng chảy của quá trình sản xuất. Có thể tăng tốc độ dòng chảy trong một số trường hợp như; Trong quá trình tiết trùng sữa và xử lý chất lỏng nhớt hoặc chất lỏng có chứa hạt.

Quy trình làm sạch hoá hoạc cơ bản

Làm sạch bằng hoá chất trong CIP mang lại một số ưu điểm: 
  • Quy trình làm sạch nhanh hơn
  • Cường độ làm việc ít hơn
  • Làm sạch các thành phần mà vệ sinh cơ học không làm được
Bốn bước trong quy trình làm sạch bằng hoá chất CIP:
  • Chất tẩy rửa kiềm (Alkaline cleaning): Là một phương pháp thường được sử dụng để loại bỏ bằng cách tẩy rửa bằng kiềm bao gồm dầu mỡ, sáp, kim loại mịn và bụi bẩn. Chất tẩy rửa kiềm được sử dụng bằng cách phun hoặc ngâm và thường rửa sạch bằng nước ấm.
  • Rửa sạch: Thường được hoàn thành với bộ xả nước tạo dòng chảy mạnh để loại bỏ các mảnh vụn rời và cặn còn lại từ bước tẩy rửa kiềm.
  • Làm sạch bằng axit: Giúp hoà tan và làm mềm các chất bám bẩn tốt hơn 
  • Rửa sạch và làm ráo nước
Lựa chọn đúng chất tẩy rửa cho thiết bị

Lựa chọn hoá chất phù hợp để làm sạch bộ trao đổi nhiệt là điều quan trọng để đảm bảo vệ sinh đúng cách và tránh làm hỏng các bộ phận trao đổi nhiệt. Ví dụ, các dung môi và một số chất tẩy rửa sau đây có thể làm hỏng các tấm và miếng đệm của bộ trao đổi nhiệt:
  • Xeton như Acetone, Methyletylketone, Methylisobutylketone
  • Este như Ethylacetate, Butylactate
  • Các hydrocacbon halogen hoá như Chlorathene, Carbon tetrachloride, Freons
  • Chất thơm như Benzen, Toluene
Làm sạch lớp vỏ hoặc đóng cặn là một quá trình loại bỏ canxi cacbonat, canxi sunphat hoặc silicat ra khỏi bề mặt tấm. Vậy nên chất làm sạch phải tương thích với cả tấm kim loại và thành phần của miếng đệm.

Trong trường hợp tấm được làm từ titan và thép không gỉ, Không được sử dụng axit clohydric. Ngoài ra, không sử dụng nước có hàm lượng clo trên 300 ppm trong quá trình chuẩn bị dung dịch tẩy rửa. Clo thường được sử dụng làm chất ức chế sinh trưởng trong hệ thống nước làm mát, làm giảm khả năng chống ăn mòn của thép không gỉ, bao gồm Hastelloy, Incoloy, Inconel và SMO.

Qua bài viết trên ta có thể thấy việc vệ sinh thiết bị và bão dưỡng chúng là vô cùng quan trọng đối với hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Mỗi phương pháp làm sạch đều có ưu nhược điểm khác nhau tuỳ vào từng hệ thống làm việc. Vì vậy ta cần đến những nơi thật sự uy tín cung cấp các dịch vụ vệ sinh, bảo trì thiết bị.

Công Ty DTP chuyên cung cấp giải pháp xử lý cáu cặn. Tuỳ vào từng điều kiện của mỗi doanh nghiệp mà chúng tôi phương pháp nào cho hợp lý.


 





Review nhanh các loại thiết bị trao đổi nhiệt

Thiết bị trao đổi nhiệt nào là tốt nhất?

Bạn có  thể nghĩ rằng tất cả các bộ trao đổi nhiệt cơ bản đều giống nhau, nhưng không. Có một số loại với thiết kế khác nhau, mỗi loại được thiết kế cho từng chức năng và mục đích sử dụng riêng. Vậy tại sao ta nên phân biệt và lựa chọn giữa các loại thiết bị trao đổi nhiệt? Tất nhiên câu trả lời chính xác cho câu hỏi này là vì nhu cầu xử lý nhiệt của các sản phẩm đều khác nhau, có thể là trong các ngành công nghiệp thực phẩm, sữa, hoá chất hoặc dược phẩm.

Trên thị trường ngày nay, có rất nhiều kiểu dáng bộ trao đổi nhiệt được thiết kết với nhiều tiêu chuẩn khác nhau. Một trogn những vấn đề mà người dùng mới hay mắc phải là nghĩ rằng tất cả các thiết bị tao đổi nhiệt đếu có chức năng giống nhau và có thể dùng cho bất cứ ngành sản xuất nào. Vậy điều đó đúng hay sai? để đi đến kết luận, chúng ta phải phân tích nguyên lý hoạt động cũng như ưu, nhược điểm và ứng dụng của mỗi loại.

Có khá nhiều loại trao đổi nhiệt khác nhau, nhưng ở đây ta sẽ chọn ba loại thông dụng nhất là bộ trao đổi nhiệt thiết kế dạng tấm ghép gioăng, dạng xoán ốc và dạng ống.

Thiết bị trao đổi nhiệt dạng tấm ghép gioăng

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Cấu tạo

Cấu tạo bộ trao đổi nhiệt dạng tấm ghép gioăng gồm một dãy các kim loại mỏng bằng chất liệu inox, titan, hastenlloy. Ghép kín với nhau bằng các gioăng cao su tổng hợp và bộ khung giữ chắc chắn, tạo thành các ngăn/khe rãnh cho hai lưu chất nóng và lạnh chạy xen kẽ trong các ngăn / khe.

Nguyên lý hoạt động

Hai lưu chất nóng và lạnh sẽ chảy tuần tự lên hai bề mặt tấm, nơi quá trình truyền nhiệt từ lưu chất nóng sang lưu chất lạnh diễn ra. Các ngăn/khe chảy được thiết kế đặc biệt để tạo ra trạng thái chảy rối tối đa đối với cả 2 lưu chất, làm tăng hiệu quả truyền nhiệt. Hai lưu chất thường vào và ra ở ngõ trên và dưới tương ứng của bộ trao đổi nhiệt hoặc ngược lại theo nguyên tắc nghịch lưu.

Ưu điểm và nhược điểm của máy trao đổi nhiệt dạng tấm ghép gioăng

Ưu điểm

  • Hiệu quả cao: Do diện tích bề mặt trao đổi nhiệt lớn nên hiệu suất đạt 95%, cao hơn nhiều so với thiết bị dạng ống. 
  • Tính nhỏ gọn: Bộ trao đổi nhiệt dạng tấm được thiết kế với nhiều kích thước và số tấm khác nhau tuỳ vào yêu cầu mục đích sử dụng khác nhau. Với số tấm càng lớn thì hiệu suất truyền nhiệt càng cao và ngược lại. Tuy nhiên nhìn chung dạng tấm vẫn nhỏ gọn và chiếm ít diện tích hơn so với các loại thiết bị trao đổi nhiệt khác. 
  • Dễ dạng tháo lắp bảo trì và vệ sinh: Thiết bị trao đổi nhiệt dạng tấm được bảo trì đơn giản và có thể dễ dàng vệ sinh. Công suất có thể được tăng lên bằng cách thêm các tấm trao đổi nhiệt.
  • Giá thành: Giá của máy phụ thuộc vào số lượng tấm trao đổi nhiệt được lắp đặt trong đó. Có thể chọn số lượng tấm phù hợp theo nhu cầu. Khi thiết bị gặp sự cố hư hỏng ta chỉ tốn chi phí sửa chữa thay thế một tấm bị mòn (hư hỏng) chứ không phải toàn bộ hệt thống. Giá thành thấp hơn bộ trao đổi nhiệt dạng ống chùm, ống xoắn, kích thước nhỏ hơn (Với cùng côgn suất)
  • Tuổi thọ cao (lê đến 20 - 30 năm tuỳ từng điều kiện làm việc)
  • Dễ dàng tích hợp hệ thống.
Nhược điểm
  • Bị tắc nghẽn nếu không được vệ sinh định kỳ: Bộ trao đổi nhiệt dạng tấm có thể bị tắc nghẽn nếu không được làm sạch tương tự như những loại thiết bị trao đổi nhiệt khác
Ứng dụng
  • Ứng dụng trong công nghiệp: Dàn nóng (dàn ngưng tụ), dàn lạnh (dàn bay hơi), hệ sản xuất nước lạnh (chiler)
  • Ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm: Gia nhiệt dịch trộn, thanh trùng, tiệt trùng, cô đặc thực phẩm.
  • Ứng dụng trong công nghiệp hàng hải: Sinh hàn, bán dẫn
  • Ứng dụng Trong công nghiệp Hoá chất: Gia nhiệt, giải nhiệt dung dịch trước và sau phản ứng, giấy và bột giấy.
  • Ngoài ra máy trao đổi nhiệt còn được dùng trong nhiều lĩnh vực khác như sản xuất mía đường, dược phẩm, đồ uống,...
Thiết bị trao đổi nhiệt dạng ống chùm

Bộ trao đổi nhiệt dạng ống chùm là một trong những dạng trao đổi nhiệt, khác biệt bằm ở chất tản nhiệt được ngăn cách qua biên dạng ống.


Cấu tạo

Thiết bị trao đổi nhiệt dạng ống chùm được chia thành nhiều dạng khác nhau nhưng cơ bản cấu tạo đều tương đồng nhau. Có 2 yếu tố để phân loại là đặc điểm của phần vỏ ngoài và kiểu dòng chảy.

Ống trao đổi nhiệt chính là bề mặt truyền nhiệt giữa lưu chất chảy bên trong ống và bên ngoài ống. Các ống trao đổi nhiệt này được gắn vào mặt sàng ống bằng cách sử dụng phương pháp hàn.

Có hai loại dạng ống trao đổi nhiệt được sự dụng: Ống tròn hoặc sử dụng ống có cánh khi một lưu chất có hệ số truyền nhiệt thấp hơn rất nhều so với lưu chất kia.

Nguyên lý hoạt động

Bộ trao đổi nhiệt kiểu ống chùm dựa trên nguyên lý trao đổi nhiệt gián tiếp giữa hai lưu chất chuyển động bên trong và bên ngoài ống trao đổi nhiệt.

Để tăng cường hiệu quả trao đổi nhiệt, người ta tạo ra chiều chuyển động của lưu chất trogn và ngoài ống theo phương vuông góc hoặc chéo dòng.
Tuỳ theo ứng dụng cụ thể mà bố trí kiểu dòng chảy khác nhau. 

Để phân phối lưu chất trong và ngoài ống người ta tạo ra hai khoang để phân lưu chất trong và ngoài ống khác nhau.

Lưu chất chảy ngoài ống  được chứa trogn vỏ trụ còn lưu chất chảy trogn lòng ống được chứa trong khoang đầu và trong lòng ống.

Ưu và nhược điểm của máy

Ưu điểm
  • Tốc độ dòng chảy của chất làm mát cao: Điều này đạt được thông qua việc lựa chọn cẩn thận các đường ống dẫn nước của đường kính mong muốn, cho phép môi chất chảy tự do bên trong ống.
  • Dễ bảo trì việc này giúp bạn có thể thực hiện vệ sinh thiết bị thường xuyên, Cho phép tăng thời gian hoạt động của nó.
  • Tính linh hoạt trong các hệ thống, cho phép sử dụng chất làm mát ở cả pha lỏng và pha hơi.
Nhược điểm
  • Kích thước: Do kích thước lớn nên phát sinh khó khăn trong quá trình vận chuyển và sử dụng thiết bị.
  • Khó khăn trong thiết kế và chi phí cao: Khi lựa chọn thiết bị này, bạn phải liên hệ với những người có chuyên môn cao. Đồng thời, tổng chi phí của công việc chế tạo và lắp đặt sẽ tăng lên đáng kể.
  • Sử dụng nguồn lạnh đầu vào là nước chưa lọc, chưa qua xử lý sẽ sinh ra lắng cặn, hen gỉ. Do kết cấu dạng ống chùm nên cặn bẩn bám vào thành ống rất nhanh.
  • Vệ sinh khó khăn, khó làm sạch hoàn toàn lắng cặn do kết cấu phức tạp.
  • Công suất trao đổi nhiệt giảm nhanh khi lượng bám cặn, hoen gỉ tăng
  • Tuổi thọ thấp do vệ sinh không hiệu quả
  • Chi phí vệ sinh cao (hoá chất, nhân công)
  • Giá thành cao hơn bộ trao đổi nhiệt dạng tấm trong cùng dải công suất.

Ứng dụng

Bộ trao đổi nhiệt dạng ống chùm có khoảng áp dụng rất rộng, trong mọi điều kiện hoạt động từ chân không đến siêu cao áp, từ nhiệt độ rất thấp đến nhiệt độ rất cao và cho tất cả các dạng lưu chất ở nhiệt độ, áp suất khác nhau ở phía trong và ngoài ống. Có thể tận dụng nhiệt nguồn thải (làm mát) để đun nước nóng phục vụ công nghệ sản xuất như:
  • Trao đổi nhiệt lỏng - lỏng, hơi - lỏng, khí -  lỏng
  • Gia nhiệt
  • Giải nhiệt, làm lạnh
  • Thu hồi nhiệt
  • Ngưng tụ
  • Bay hơi
Thiết bị trao đổi nhiệt dạng xoắn ốc


Cấu tạo

Bộ trao đổi nhiệt xoắn ốc bao gồm hai dỉa kim loại, uốn cong thành một hình dạng gần như hình tròn để tạo thành hai kênh đồng tâm thông qua đ1o lưu chất sẽ chảy theo hướng ngược lại. Khoảng cách kênh được tạo bằng một thanh thép dọc theo chiều dài. Khả năng truyền nhiệt của bộ trao đồi nhiệt dạng xoắn ốc được quyết định bởi chiều rộng của các kênh.

Nguyên lý hoạt động 

Với loại trao đổi nhiệt kiểu "chảy cùng chiều", hai chất tải nhiệt đi vào thiết bị cùng phía, chảy song song và cùng chiều.

Với máy trao đổi nhiệt :chảy ngược chiều" hai chất tải nhiệt đi vào hai phía đối diện. Trường hợp chảy ngược chiều xét theo hiệu số trung bình có giảm hơn sơ với trường hợp cùng chiều, nhưng nhiệt lượng trao đổi lại cao hơn nên trường hợp chất tải nhiệt chảy ngược chiều được sử dụng nhiều hơn trong thực tế. Với bộ trao đổi nhiệt "chảy chéo dòng", hai chất tải nhiệt chảy theo phương vuông góc với nhau.

Để đạt hiệu quả, thiết bị trao đổi nhiệt được thiết kế sao cho bề mặt tiếp xúc chất tải nhiệt đạt tối đa, giảm trở lực giữa các chất tải nhiệt ít nhất có thể.

Ưu điểm và nhược điểm của bộ troa đổi nhiệt dạng xoắn ốc

Ưu điểm:
  • Ít tiêu tốn năng lượng
  • Có thể được đạt thiết kế linh hoạt theo yêu cầu phù hợp của khách hàng.
  • Chịu nhiệt độ và áp suất cao
  • Hiệu suất trao đổi nhiệt cao
  • Phù hợp với dòng chảy có độ nhớt hoặc bám dính cao
Nhược điểm
  • Tuổi thọ thấp: Nước bẩn vào trong ống có thể gây lắng cặn, kết tủa, tắc ống
  • Khó vệ sinh hoặc vệ sinh kém hiệu quả do kết cấu dạng xoắn
  • Chi phí vệ sinh cho máy tăng cao do mức độ thường  xuyên phải vệ sinh
Ứng dụng
  • Bay hơi và ngưng tụ (gas - không khí, gas - chất lỏng)
  • Làm mát và làm nóng (lỏng - lỏng, lỏng - không khí)
Qua bài viết này ta có thể thấy được việc lựa chọn bộ trao đổi nhiệt thích hợp là rất quan khó và nó phụ thuộc vào giá thành, sản phẩm, ứng dụng và chi phí vận hành trong quá trình sản xuất. Khi những vấn đề này được trả lời chính xác, bạn sẽ biết loại thiết bị nào sẽ được lựa chọn cuối cùng cho các yêu cầu trong quy trình sản xuất của mình.

Nếu bạn còn thắc mắc phân vân không biết nên chọn loại thiết bị nào hãy liên hệ DTP TECH một trong những đơn vị có tiếng trong lĩnh vực cung cấp thiết bị trao đổi nhiệt với đa dạng sản phẩm và đáp ứng được mọi yêu cầu của khách hàng. Những sản phẩm của DTP chúng tôi đều được sản xuất theo công nghệ hiện đại và được kiểm tra nghiêm ngặt trước khi đưa đến khách hàng.

Khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ chúng tôi Hotline: 0938266100 hoặc Email: info@dtptech.vn để được tư vấn chi tiết, khảo sát miễn phí và áp dụng mức giá tốt nhất, Thân ái!!


Thứ Hai, 4 tháng 7, 2022

Lịch sử phát triển của thiết bị trao đổi nhiệt

Bộ trao đổi nhiệt đã phát triển như thế nào qua thời gian?



Giới thiệu

Bộ trao đổi nhiệt có thể làm giảm đáng kể mức tiêu thụ nhiên liệu, cắt giảm chi phí và giảm lượng khí thải carbon ra ngoài môi trường. Việc này khiến chúng trở thành một phần không thể thiếu của bất kỳ nhà máy sản xuất nào. Thiết bị trao đổi nhiệt có thể ảnh hưởng đến hiệu quả tổng thể của nhà máy và khi các ngành công nghiệp phát triển, nhu cầu trao đổi nhiệt gia tăng liên tục. Vậy có bao giờ bạn tự hỏi các thiết bị đã được tạo ra như thế nào và cách chúng đã phát triển trong những năm qua? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giáp đáp thắc mắc trên.

Các bộ trao đổi nhiệt đầu tiên

Các thiết bị trao đổi nhiệt đã được tìm thấy ở Châu Âu từ thời La Mã, nơi các hệ thống mà bây giờ chúng ta gọi là bộ thu hồi nhiệt được sử dụng trong bồn tắm. Vào khoảng đầu thiên niên kỷ, các nguyên tắc trao đổi nhiệt gián tiếp đã được sử dụng để sản xuất rượu nguyên chất.

Lịch sử Heat Exchangers được ghi lại vào những năm 1880, cho thấy các ứng dụng chính của chúng thường được dùng trong các ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống. Nó bắt đầu được biết đến từ khi Albrecht Dracke một người Đức đăng ký bằng sáng chế cho bộ trao đổi nhiệt dạng tấm vào năm 1878. Tuy nhiên, phải đến những năm 1900 nó mới bắt đầu được đưa vào sản xuất thương mại.

Những phát triển ban đầu vào đầu năm 1900:

Vào đầu những năm 1900, các bộ trao đổi nhiệt dạng ống rất được ưa chuộng. Chúng được phát triển do nhu cầu hoạt động từ các nhà máy điện, nơi chúng sẽ được sử dụng làm bình ngưng cũng như máy sưởi,. Cho đến hiện tại đ1o vẫn là ứng dụng phổ biến nhất.

Công nghệ HE trong những năm 1920 & 1930:

Thiết kế ban đầu của Shell & Tube Heat Exchanger STHE) đã được phát triển trong những năm 1920 để sử dụng trong ngành công nghiệp dầu mỏ. Chúng được áp dụng làm máy sưởi , máy làm mắt dầu, máy reboiler và bình ngưng trong các nhà máy dầu thô. Các ứng dụng của trao đổi nhiệt thường hoạt động trong môi trường khắc nghiệt hoặc ở áp suất cao.

Gesellschaft für Entstaubungs-Anlagen mbH (GEA) được thành lập vào tháng 2 năm 1920 tại trung tâm của Ruhr, một trong những trung tâm công nghiệp quan trọng nhất của Đức vào thời điểm đó, với việc khai thác than và sản xuất thép là ngành công nghiệp chính. Dưới sự lãnh đạo của người sáng lập công ty Otto Happel, sản phẩm mới đầu tiên của công ty là một hệ thống làm mát không khí mạch kín sử dụng không khí lưu thông trong một ống kim loại được xây dựng xung quanh động cơ điện và được phát triển cho máy móc lớn. Happel đã tiên phong trong lĩnh vực này với sự hợp tác của giáo sư Ludwig Prandtl, giám đốc viện nghiên cứu khí động học ở Göttingen, cùng nhau họ đã phát minh ra một thiết bị làm mát không khí mới: Ống vây hình elip.

Năm 1923. tiến sĩ Richard Seligman (người thành lập công ty nhôm Plant & Vessel vào năm 1910) đã phát minh ra các ứng dụng của PHE cho sản xuất thương mại trong các nhà máy bia và ngành công nghiệp dầu thực vật. PHE đã cách mạng hoá các phương pháp sưởi ấm gián tiếp và làm mát chất lỏng. 


Vào đầu năm 30, Thuỵ Điển đã sản xuất bộ trao đổi nhiệt dạng tấm xoắn ốc đầu tiên và tiếp tục sản xuất bộ trao đổi nhiệt tấm lồng vỏ để sử dụng trong các nhà máy bột giấy vào cuối thập kỷ. Vương quốc Anh cũng bắt đầu sử dụng phương pháp brazing để tạo ra một bộ trao đổi nhiệt  dạng tấm vây làm bằng vật liệu đồng và hợp kim đồng cho các ứng dụng động cơ máy bay.


Thiết bị trao đổi nhiệt ngày nay:

Trao đổi nhiệt là một phần của hầu hết mọi ngành công nghiệp, bao gồm hoá chất, hoá dầu, dược phẩm, phân bón, hoá chất nông nghiệp, sơn, kim loại, giấy, dầu ăn,vv. mặc dù các nguyên tắc hoạt động của các bộ trao đổi nhiệt ngày nay không thay đổi, nhưng sự cải thiện trong việc kiểm soát lưu lượng dòng chảy chất lỏng, thiết kế và kỹ thuật số, công nghệ, vật liệu, phương pháp chế tạo và phương tiện để dễ dàng tích hợp tất cả các yếu tố này đã cho ra hiệu quả cao với chi phí thấp hơn nhiều.

DTP là một trong những đơn vị lâu năm trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp thiết bị trao đổi nhiệt. Với đa dạng sản phẩm và đáp ứng được mọi yêu cầu của khách hàng. Những sản phẩm của DTP chúng tôi đều được sản xuất theo công nghệ hiện đại và được kiểm tra nghiêm ngặt trước khi đưa đến khách hàng.

Quý khách có nhu cầu vui lòng liên  hệ:

Hotline: 0938266100

Email: info@dtptech.vn

Website: dtptech.vn



Chủ Nhật, 3 tháng 7, 2022

Các bước sản xuất bia đơn giản

Sản xuất bia đơn giản với bộ trao đổi nhiệt

Bia là một trong những thức uống nổi tiếng nhất thế giới, ngày nay bia xuất hiện trên hầu hết các buổi tiệc giải trí giao lưu. Tuy nhiên thời điểm ban đầu bia thường xuất hiện trong tu viện, ủ bia được xem là một hoạt động tôn giáo và bản thân nó được xem là thức uống của các vị thần. Rõ ràng bia có một lịch sử thú vị hơn chúng ta tưởng.

Bia có từ bao giờ?

Giống như nhiều loại đồ uống lên men khác bia đã được phát minh cách độc lập giữa các nền văn minh trên toàn thế giới ở mỗi quốc gia mỗi khu vực đều có mỗi câu chuyện thần thoại lý giải nguồn gốc của bia. Nguồn gốc của bia được cho là gắn liền với Châu Phi cổ đại Ai Cập cổ đại. Theo bách khoa toàn thư lịch sử cổ đại từ những năm 3500 - 3100 năm TCN con người tin rằng bia là loại đồ uống sạch tinh khiết hơn cả nước khoáng bởi các vi khuẩn gây hại đã chết trong quá trình lên men, và bia có chứa nhiều chất dinh dưỡng đặc biệt mà các loại đồ uống khác không có. Sau này nhờ việc kiểm định các đồ gốm cổ mà các nhà khoa học đã khẳng định bia tương tự như rượu vang có thể đã được sản xuất từ khoảng 7000 năm TCN ở vùng Lưỡng Hà khu vực Iran ngày nay bằng cách lên men tự nhiên. Chứng cứ lâu đời nhất về bia chính là bức vẽ 6000 năm tuổi của người Sumer sinh sống ở phía nam Mêxobotannha nay tuộc I rắc. Người Sumer xem việc ủ bia là một hoạt động tôn giáo. Thậm chí họ còn tôn phụng nữ thần bia ….dần dần bia trở thành nước uống quen thuộc đối với tất cả nền văn minh trồng ngũ cốc ở thế giới phương tây cổ xưa đặc biệt là ở Ai Cập và Lưỡng Hà. Người Thracia một nhóm các bộ lạc ấn âu từng sinh sống ở một vùng rộng lớn ở trung và đông nam âu đã biết sản xuất bia từ lúa mạch đen. Trãi qua hàng trăm năm bia dần trở thành một thức uốngt quen thuộc với chúng ta vậy bia được sản xuất như thế nào.

Để sản xuất bia cần 4 nguyên liệu chính

1/ Malt

Malt là sản phẩm của quá trình ngâm ủ các hạt lúa đại mạch, lúa mì, lúa gạo để nảy mầm đến một mức độ nhất định rồi đem xấy khô cắt rễ làm sạch. Tuy nhiên đại mạch thường được dùng để sản xuất malt nên chữ malt còn đc hiểu ngầm là malt đại mạch.

2/ Houblon

Houblon hay còn gọi là hoa bia giúp tạo vị đắng và kéo dài thời gian bảo quản cho bia. Trong sản xuất bia houblon thường dùng dưới dạng viên nén.

3/ Nước

Nước là thành phần không thể thiếu tham gia vào quá trình trích ly và thuỷ phân

4/ Nấm men

Nấm men giúp chuyển đổi đường thành ethanon và còn tạo hương vị cho bia

Các bước ủ bia

Bước 1:  Nghiền malt

Nghiền malt tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình nấu bia. Malt được cho vào máy nghiền các trục ép tác dụng lực để phá vỡ các tế bào giúp quá trình nấu bia diễn ra dễ dàng hơn

Bước 2: Nấu bia

Việc này nhằm trích ly các chất chiếc trong malt vào nước và thuỷ phân các thành phần có phân tử lượng cao như tinh bột, protein thành những chất có phân tử lượng thấp như đường, axit amin để nấm men sử dụng trong quá trình lên men

Sau khi nghiền, malt sẽ được cho vào bồn chứa cùng với nước, nhiệt độ sẽ thay đổi đến 3 lần

Từ 40-50 0C để hoạt hoá anpha amile, 65-70 0C để hoạt hoá beta amile và 70 để bất hoạt enzym

Bước 3: Tách bã

Tách bã phân riêng pha lỏng dịch malt và pha rắn bã malt, bơm dịch malt vào thiết bị cho cánh khuấy hoạt động một thời gian ngắn rồi tắt để bã malt lắn trên màng lọc lặp lại quá trình đến khi dịch malt đạt độ trong theo yêu cầu

Bước 4: Đun sôi nhằm trích ly và isomo hoá anpha axit có trong houblon. Cô đặc đông tụ protein và vô hoạt vi sinh vật. Trước khi lên men thời gian đun sôi kéo dài qua hai giờ có thể bổ sung hoa houblon 2 hoặc ba lần vào thiết bị.

Bước 5: Tách bã houblon loại bỏ các cấu tử không tan khỏi dịch malt, sử dụng thiết bị lắng xoáy tâm, bơm dịch malt vào trong thiết bị và cho quay tròn lực ly tâm sinh ra sẽ gom các chất rắn lại giũa đáy thiết bị

Bước 6: Làm nguội nhằm chuẩn bị cho quá trình lên men. Mỗi loại nấm men đều có khoảng nhiệt độ tối ưu để phát triển cho nên việc đưa nhiệt độ malt về giá trị phù hợp rất quan trọng  quá trình này sử dụng thiết bị trao đổi nhiệt dạng bản mỏng

Bước 7: Lên men, nấm men sẽ chuyển hoá đường thành  ethanon, tạo hương vị và kéo dài thời gian bảo quản cho bia. Tuỳ loại nấm men mà nhiệt độ lên men sẽ khác nhau, sau khi lên men bia sẽ trãi qua giai đọan làm chín nhằm kết tụ nấm men chuyển đổi hương vị, thời gian càng dài bia càng có giá trị. Nhiệt độ làm chín khoảng 0-2 0C.

Bước 8: Lọc sử dụng thiết bị lọc bản mỏng để loại bỏ cặn giúp bia có màu sáng hơn, tiếp theo nhiệt độ bia giảm từ 5 về 0 đến 1 0C để chuẩn bị cho quá trình bão hoà co2

Bước 9: Bão hoà co2. Co2 sinh ra từ quá trình lên men giúp tạo ra hương vị và kéo dài thời gian bảo quản cho bia, tuy nhiên trãi qua nhiều công đoạn một lượng lớn co2 đã bị hao hụt do đó việc bổ sung co2 là điều cần thiết.

Bước 10: Hoàn thiện tiến hành đóng chai và thanh trùng nhằm mục đích bảo quản vô hoạt các vi sinh vật và emzym có trong bia.

Hàng nghìn năm trôi qua bia không đơn thuần chỉ là một loại đồ uống mà nó đã trở thành một nét văn hoá không thể thiếu trong lịch sử nhân loại

Hiện nay việc nấu bia thủ công tại nhà đang dần trở thành một trào lưu cho những người đam mê bia. Bạn có thể tự sáng tạo ra những mẻ bia có hương vị thơm ngon, đặc biệt có hương vị của riêng bạn. Và nếu bạn đã thực hiện một vài mẻ bia thì chắc chắn rằng bạn sẽ không thể bỏ qua bước hạ lạnh nhanh dịch hèm. Tuy nhiên, làm thế nào để hạ lạnh nhanh mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng của bia? Gợi ý dành cho bạn là sử dụng máy làm lạnh nhanh hay thiết bị trao đổi nhiệt  tấm hàn.

Trong thực tế, có một số phương pháp làm lạnh khá phổ biến được áp dụng để giảm nhiệt độ dịch hèm đến mức thích hợp một cách nhanh chóng.

Một số người sử dụng bồn đá rồi đặt bình chứa dịch hèm nóng vào trong. Phương pháp này khá đơn giản và tiết kiệm nhưng có nhiều khuyết điểm.

Một số khác lại dùng máy làm lạnh công suất lớn tại nhà. Tuy nhiên, loại máy này khá cồng kềnh và thời gian làm lạnh vẫn tốn khá nhiều thời gian, làm tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn dịch hèm.

Thêm nữa, những phương pháp làm lạnh dịch hèm chậm có thể khiến dịch hèm bị đục. Vậy nên, lời khuyên ở đây dành cho bạn là nên sử dụng máy làm lạnh chuyên dụng cho quá trình nấu bia thủ công. Và gợi ý dành cho bạn là sử dụng bộ trao đổi nhiệt dạng tấm đang rất được yêu thích hiện nay. Vì chúng có thể khắc phục toàn bộ nhược điểm của những phương pháp kia. 

DTP là một trong những đơn vị lâu năm trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp thiết bị trao đổi nhiệt. Với đa dạng sản phẩm và đáp ứng được mọi yêu cầu của khách hàng. Những sản phẩm của DTP chúng tôi đều được sản xuất theo công nghệ hiện đại và được kiểm tra nghiêm ngặt trước khi đưa đến khách hàng.

Khi mua sản phẩm tại DTP, chúng tôi cam kết:

Sản phẩm chính hãng, nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

Hỗ trợ giao hàng nhanh chóng trên toàn quốc.

Tư vấn tận tình, cụ thể.

Giá cả hợp lí và bảo hành.

Mẫu mã, chủng loại đa dạng, có sẵn tại kho.

Khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ chúng tôi theo thông tin bên dưới để được tư vấn chi tiết và áp dụng mức giá tốt nhất, Thân ái!!

Nhân viên kinh doanh

Liên hệ: Mr. Huy

Mobile/Zalo: 0968803450

Email: sales02@dtptech.vn

Ngoài cung cấp máy trao đổi nhiệt dạng tấm ghép gioăng. Chúng tôi còn cung cấp phụ kiện trao đổi nhiệt của các hãng trao đổi nhiệt như Alfa Laval, Sondex, GEA, Brendt Schmidt, Tranter, … mà khách hàng yêu cầu.

Quý khách hàng có nhu cầu mua thiết bị trao đổi nhiệt dạng tấm Gasket, thiết bị trao đổi nhiệt dạng tấm hàn hoặc các phụ kiện trao đổi nhiệt hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và báo giá ưu đãi nhất.

 

 

 

 

Các tips hàn Titan hiệu quả nhất

 

Làm thế nào để hàn titanium

Titan là một kim loại có hoạt tính cao, đó là lý do tại sao trước đây người ta chỉ hàn nó trong các khoang kín. Tuy nhiên, titan không khó hàn như mọi người vẫn nghĩ. Với các biện pháp che chắn và phòng tránh phù hợp, bạn có thể dễ dàng làm công việc này. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cho bạn biết làm thế nào để hàn titan đúng cách.

Titan có một số đặc tính đóng vai trò quan trọng trong quá trình hàn

-         Nó có tỉ trọng thấp hơn hầu hết các kim loại khác

-        Titan là kim loại không có tính đàn hồi

-      Titan có nhiệt độ nóng chảy cao hơn so với hầu hết các kim loại khác được sử dụng trong quá trình hàn

-         Kim loại này dễ xảy ra phản ứng và nhiễm bẩn

-         Dễ uốn dẻo

Những việc cần chuẩn bị trước khi hàn titan

Một mối hàn titan thích hợp sẽ giống như thủy ngân đông lạnh - nó sẽ sáng bóng và phản chiếu. Để đảm bảo rằng bạn tạo ra một mối hàn chất lượng tốt, trước tiên bạn nên làm theo một số bước để chuẩn bị bề mặt mối hàn cho quy trình.

Làm sạch bề mặt

Chúng tôi khuyên bạn nên chuẩn bị bề mặt thật sạch trước khi hàn. Tuy nhiên, với titan, bạn cần phải đặc biệt cẩn thận. Bề mặt hàn của bạn càng sạch, mối nối sẽ càng chắc bền. Dầu, bụi, cáu bẩn, rỉ sét, chất lỏng cắt và sơn có thể dẫn đến mối nối giòn, được coi là mối hàn hỏng.

Để đảm bảo mối hàn bền và chắc, hãy làm theo ba điều sau:

-         Làm sạch bề mặt hàn

-         Làm sạch không gian làm việc cảu bạn

-         Làm sạch que hàn

Ngay khi một trong những bề mặt này không được làm sạch, bạn có thể sẽ làm bẩn phôi của mình. Để loại bỏ tất cả các hạt, bụi bẩn không mong muốn khỏi bề mặt, chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng chất tẩy rửa hóa học được thiết kế đặc biệt cho titan.

Đối với bề mặt làm việc, hãy sử dụng chất tẩy rửa bằng hơi nước và dung dịch natri hydroxit loãng để lau sạch tất cả các chất bẩn. Sau đó, sử dụng máy thổi khí nóng để loại bỏ tất cả hơi ẩm trong không gian làm việc.

Lưu ý không sử dụng máy thổi khí nóng trên bất kỳ dung môi hóa chất dễ cháy nào. Bạn cần đảm bảo rằng hóa chất tẩy rửa mà bạn sử dụng để làm sạch phôi không dễ cháy. Hãy chắc chắn rằng bạn đã vệ sinh tất cả các thiết bị và lau khô trước khi sử dụng.

Chọn khí bảo vệ phù hợp

Vì titan dễ phản ứng với không khí trong nhiệt độ cao, dầu, bụi bẩn, độ ẩm và các kim loại khác để tạo thành các hợp chất giòn, nên việc sử dụng khí bảo vệ phù hợp là điều cần thiết khi bạn muốn đảm bảo rằng bạn có một mối hàn chắc chắn. Thông thường, hầu hết các thợ hàn sử dụng 99,999% Argon nguyên chất cho quá trình này. Chỉ Argon và Helium thực sự tinh khiết mới có khả năng bảo vệ tối ưu khỏi môi trường xung quanh.

Chọn dây hàn phù hợp

Khi chọn kim loại phụ để hàn titan và các hợp kim của nó, chúng tôi khuyên bạn nên chọn một dây hàn chủ yếu có các đặc tính giống như vật liệu cơ bản. Bạn cũng có thể chọn dây được phân loại theo cấp độ bền thấp hơn kim loại cơ bản một cấp. Trong một số tình huống, thợ hàn thậm chí có thể sử dụng dây hàn phụ khác hoàn toàn.

Quy trình hàn

Khi hàn titan và hợp kim titan, bạn có thể sử dụng những quy trình hàn nào sau đây:

-         (EBW) Hàn chùm tia điện tử

-         (GTAW) Hàn hồ quang vonfram khí hoặc (TIG) hàn khí trơ vonfram

-         (RW) Hàn điện trở

-         (LBW) Hàn tia laze

-         (PAW) Hàn hồ quang plasma

-         (GMAW) Hàn hồ quang kim loại khí hoặc (MIG) Khí trơ kim loại

-         (FRW) Hàn ma sát

Kết luận

Sau khi hoàn thành, bạn sẽ biết mối hàn đó có dùng được hay không nhờ màu sắc của nó. Màu được chấp nhận là màu bạc đến rơm đến nâu. Còn với màu xanh lam, xanh lá cây, màu xám và màu trắng – những mối hàn này là không thể chấp nhận được. Khi thấy mối hàn không đạt yêu cầu, cần kiểm tra từng bước của quy trình hàn để xác định nguyên do. Rồi tìm cách khắc phục chúng. 

DTP chuyên nhận gia công các mặt hàng bằng titan như: Gá titan, gá đĩa titan anode, trao đổi nhiệt dạng ống titan, ruột gà titan, mặt bích titan, khớp nối titan, điện cực titan,… và nhiều sản phẩm khác. Qúy khách có thể mua sản phẩm có sẵn hoặc đặt làm theo yêu cầu bản vẽ và theo mẫu.

 

 

 

ĐIỀU CHỈNH NỒI HƠI: HƯỚNG DẪN CẢI THIỆN HIỆU SUẤT CỦA BẠN

Điều chỉnh nồi hơi là hành động điều chỉnh quá trình đốt cháy để đạt được hiệu suật tối ưu. Điều chỉnh thích hợp là rất quan trọng để duy tr...